LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẦU RIÊNG VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Tin thị trường 09 Tháng Năm , 2024 4 tháng trước Linkedin Email Facebook 4 quốc gia Đông Nam Á được Trung Quốc ký nghị định thư xuất khẩu trái cây tươi vào thị trường này, trong đó sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sầu riêng trên thế giới Sầu riêng là loại trái cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều ở các nước ở Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Philippine, Campuchia,… Theo số liệu thống kê năm 2021 (Manakit Somboon, 2022) Indonesia có sản lượng sầu riêng đứng đầu thế giới với khoảng 1,37 triệu tấn, tiếp theo là Thái Lan (1,11 triệu tấn). Việt Nam đứng thứ ba với 0,67 triệu tấn, tiếp theo là Malaysia (Mã Lai), Philippines, Campuchia. Mặc dù là quốc gia có sản lượng sầu riêng lớn như sầu riêng Indonesia chủ yếu đáp ứng như cầu tiêu thụ nội địa, chỉ có một ít xuất khẩu sang Singapore, Malaysia và Trung Quốc nên sầu riêng Indonesia hầu như không cạnh tranh với các nước trong khu vực. Theo số liệu thống kê năm 2021 (Manakit Somboon, 2022). Indonesia có sản lượng sầu riêng đứng đầu thế giới với trên 1,37 triệu tấn. Ảnh: Kim Anh Sầu riêng ở Thái Lan được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông giáp Campuchia và các tỉnh phía Nam giáp với Malaysia. Chanthaburi là tỉnh có sản lượng sầu riêng lớn nhất Thái Lan với sản lượng hơn 50%. Trong 10 năm gần đây, do lợi tức từ cây sầu riêng tăng cao nên nông dân trồng cao su, khoai mì và một số cây trồng khác ở vùng Đông Bắc Thái Lan, giáp với Campuchia cũng chuyển đổi qua cây sầu riêng. Do sự khác biệt về mặt địa lý, các tỉnh ở phía Đông chịu ảnh hưởng khí hậu của vịnh Thái Lan, phía Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương nên thời vụ ra hoa và thu hoạch sầu riêng của hai vùng khác nhau. Các tỉnh phía Đông sầu riêng thu hoạch từ tháng 3-6, trong khi ở miền Nam thu hoạch từ tháng 6-10. Nhà vườn Thái Lan ít áp dụng kỹ thuật xử lý sầu riêng ra hoa vụ nghịch nên ngoài thời vụ trên Thái Lan hầu như không có sầu riêng để xuất khẩu. Giống sầu riêng trồng và xuất khẩu chủ yếu là Monthong, tiếp theo là Chanee, Kanyao. Những năm gần đây diện tích sầu riêng của Thái Lan tăng trung bình 8%/năm. Năm 2022, Thái Lan đã xuất khẩu sang Trung Quốc đạt giá trị 4,9 tỷ USD, doanh thu kỷ lục trong 30 năm qua, chiếm 96% thị phần ở thị trường Trung Quốc, 8 tháng đầu năm 2023 Thái lan đã xuất khẩu với giá trị gần 4 tỷ USD. Là nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu nhưng Thái Lan rất quan tấm đến sự cạnh tranh của sầu riêng Việt Nam và Philippines trong 5 năm tới. Vấn đề chính phủ Thái Lan quan tâm nhiều nhất để canh tranh với các nước là chất lượng trái sầu riêng khi xuất khẩu vì vào đầu vụ, giá sầu riêng cao, thương lái thường cắt sầu riêng chưa đủ độ chín làm giảm chất lượng và uy tín của sầu riêng Thái Lan. Sầu riêng ở Malaysia được trồng ở hai vùng, ở phía tây và phía đông nên cũng hình thành nên thời vụ khác nhau. Sầu riêng Malaysia trước đây trồng ở quy mô nhỏ theo mô hình nông lâm kết hợp nhưng từ năm 2011, cây sầu riêng được lựa chọn cho chính sách phát triển nông nghiệp và được xác định là nguồn thu nhập mới cho ngành hàng nông nghiệp Malaysia. Từ năm 2019, Malaysia được phép xuất khẩu trái sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc đã thúc đẩy sự gia tăng diện tích trồng sầu riêng chuyển đổi từ những trai trại trồng cọ dầu. Giống sầu riêng Malaysia trước đây rất lâu phổ biến là giống D24 nhưng từ 30 năm gần đây giống Musang King trở nên nổi tiếng và thay thế dần giống D24. Trong 10 năm gần đây Malaysia phổ biến giống Black Thorn, giá bán còn cao hơn Musang King. Sầu riêng Musang King là giống có mùi thơm nhất, được xem là báu vật của Malaysia và được cho là giống ngon nhất thế giới. Tuy nhiên, sầu riêng Musang King trồng ở Việt Nam bị ‘sượng nước’ trong mùi mưa, rất mẫn cảm tuyến trùng gây bướu rễ. Kỹ thuật thua hoạch sầu riêng của Malaysia là chờ chín rụng tự nhiện sau đó cho đông lạnh ở nhiệt độ -180°C trong 1 giờ rồi bảo quản ở nhiệt độ -18°C chờ xuất khẩu, không xử lý chín nhân tạo như sầu riêng của Thái Lan và Việt Nam. Ở thị trường Trung Quốc, sầu riêng Musang King có giá cao hơn sầu riêng Monthong 4-5 lần. Do sầu riêng Malaysia có sản lượng không lớn nên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 4-5%. Giống sầu riêng Việt Nam chủ yếu là Monthong và Ri6. Sầu riêng được thu hoạch bằng cách cắt 1-2 lần khi trái trưởng thành. Diện tích sầu riêng của Philippines khoảng 20.000ha, sản lượng dưới 100.000 tấn, năng suất khá thấp, trung bình chỉ đạt khoảng 5 tấn/ha. Sầu riêng Philippines trồng chủ yếu ở vùng Davao, chiếm gần 80% diện tích sầu riêng cả nước. Giống sầu riêng ở Philippines được thị trường Trung Quốc ưa chuộng là giống Puyat, là giống được tuyển chọn từ cây nhân giống từ hạt của giống Chanee lấy từ Thái Lan. Philippines được Trung Quốc ký nghị định thư cấp phép nhập khẩu sầu riêng tươi vào đầu năm 2023, trở thành nước thứ tư được xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc sau Thái Lan, Mã Lai và Viêt Nam, Philippines phấn đấu xuất khẩu ít nhất 54.00 tấn sầu riêng cao cấp sang Trung Quốc trong năm nay. Philippines vừa tổ chức hội thảo sầu riêng quốc tế Đông Nam Á lần thứ nhất ở thành phố Davao từ ngày 25/10 – 28/10 vừa qua. Theo Công ty Dole, một nhà nhập khẩu sầu riêng lớn ở Trung Quốc cho biết, sầu riêng của Philippines thu hoạch từ tháng 2- 4 và từ tháng tháng 8 – 10 hàng năm, có thể bù đắp cho thị trường còn bỏ ngỏ của sầu riêng Thái Lan. Sầu riêng ở Campuchia trồng chủ yếu ở tỉnh Kampot, Kampong Cham, Koh Kong và Battambong. Campuchia có điều kiện đất đai và khí hậu gần giống với Việt Nam và Thái Lan, rất thích hợp cho sự phát triển của sầu riêng. Vùng trồng sầu riêng truyền thống ở tỉnh Kampot với quy mô nhỏ bằng các giống địa phương và áp dụng kỹ thuật canh tác quảng canh, ít sử dụng hóa chất nên giá bán sầu riêng Campuchia thường cao hơn sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam hay Thái Lan khoảng 20%. Trong khi các vùng trồng mới phát triển những năm gần đây thường trồng giống Monthong và áp dụng kỹ thuật thâm canh để đạt năng suất cao và thu hoạch như sầu riêng Thái Lan. Do đố, đây là vùng có tiềm năng canh tranh rất lớn với sầu riêng của Thái Lan và Việt Nam trong thời gian tới. Ở Việt Nam, theo ước tính củ Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), diện tích trồng sầu riêng năm 2023 đạt 131.000 ha, tăng 20% so với năm 2022, sản lượng đạt 1 triêu tấn. Giống sầu riêng của Việt Nam chủ yếu là Monthong và Ri6. Sầu riêng được thu hoạch bằng cách cắt 1-2 lần khi trái trưởng thành sau đó xử lý cho chín để xuất khẩu giống như kỹ thuật của Thái Lan. Việt Nam hiện có 3 vùng sản xuất chính là ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Thời vụ thu hoạch bắt đầu ở ĐBSCL từ tháng 4-6, tiếp theo là miền Đông Nam bộ thu hoạch từ tháng 5-7 và ở Tây Nguyên từ tháng 8-10. Tuy nhiên, do lợi thế quản lý được nước và áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa, ở ĐBSCL có thể sản xuất rải về quanh năm, đây là một thê của sầu riên Việt Nam khi cạnh tranh với các nước trong khu vực. Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt hơn 400 triệu USD nhưng tháng 9 đầu năm 2023, xuất nhập khẩu đạt giá trị 1,63 tủ USD và theo dự đoán của Hiệp hội rau quả, năm 2024 giá trị xuất khẩu sầu riêng có thể đạt từ 2-25 tỷ USD. Mặc dù chỉ mới bước vào thị trường xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc một năm nhưng giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam bằng 30% giá trị xuất khẩu của Thái Lan. Do có diện tích sầu riêng khá lớn, điều kiện đát đai và khí hậu tưởng tự, giống và kỹ thuật thu hoạch giống với Thái Lan nên nước bạn đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của cạnh tranh sầu riêng Việt Nam trong 5 năm tới. Sự canh tranh của sầu riêng Việt Nam với các nước trên thế giới Sầu riêng hiện là cây ăn trái có giá trị kinh tế rất cao, đang phát triển rất mạnh trong tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhưng thị trường xuất khẩu chỉ tập trung chủ yếu vào Trung Quốc. Do đó, sự canh tranh để tồn tại và phát triển là điều quan trọng mà mỗi quốc gia phải quan tâm. Sáu nước sản xuất sầu riêng lớn nhất ở Đông Nam Á, là Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Campuchia. Trong đó 4 nước được Trung Quốc khí nghị định thư xuất khẩu trái cây tươi vào thị trường này là Thái Lan, Mã Lai, Việt Nam và Philippines. Sàu riêng Indonesia chủ yếu tiêu thụ nội, sầu riêng Malaysia với giống Musang King và kỹ thuật thu hoạch chín rụng tư nhiên rất khác với các nước, sầu riêng Philippines với giống Puyat, có diện tích và sản lượng nhỏ nên hầu như sầu riêng của các nước này không là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam. Thời vụ ra hoa và thu hoạch sầu riêng ở các nước trên thế giới. Thái Lan có diện tích và sản lượng lớn, đã xuất khẩu nhiều qua thị trường Trung Quốc với đầy đủ cơ sở hạ tầng và thị trường ổn đinh nên có nhiều lợi thế so với Việt Nam chỉ mới bước đầu xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng ý thức được sự phát triển của sầu riêng Việt Nam nên không ngừng có những chính sách để quản lý chất lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất khẩu sầu riêng. Trong khi đó, Campuchia có điều kiện đất đai, khí hậu rất giống Việt Nam. Sầu riêng ở Campuchia hiện nay được đầu tư với quy mô lớn, được đầu tư kỹ thuật và hạ tầng rất tốt, khác với các vườn riêng nhỏ, lẻ trồng theo truyền thống nên khả năng cho năng suất và chất lượng cao. Hiện nay sầu riêng Campuchia xuất khẩu sang Trung Quốc qua thương hiệu của Thái Lan. Do đó, sầu riêng Việt Nam phải khai thác lợi thế mùa vụ thu hoạch ở vùng Tây Nguyên với sản lượng lớn so với sầu riêng miền Nam của Thái Lan và sầu riêng rải vụ ở ĐBSCL để xuất khẩu ở thời điểm Thái Lan khan hiếm sầu riêng vào tháng 1-2 (Bảng 1) Ngoài ra, đảm bảo chất lượng trái bằng cách thu hoạch đủ độ chín, không tồn dư lượng hóa chất, xử lý sau thu hoạch sao cho trái sầu riêng có chất lượng tốt nhất khi xuất khẩu để giữ uy tín thương hiệu của vùng trồng và thương hiệu quốc gia là những vấn đề quan trọng mà nhà vườn, doanh nghiệp thu mua và chính quyền địa phương cần quan tâm. Ngoài ra, chính phủ cũng cần tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ để việc tiêu thụ sầu riêng bền vững hơn. GS.TS Trần Văn Hâu Cựu giảng viên cao cấp, Trường Đại học Cần Thơ