Nhảy đến nội dung

Giảm thiểu rủi ro bệnh truyền nhiễm từ động vật hoang dã

Việt Nam đang nỗ lực phối hợp cùng cộng đồng quốc tế triển khai các biện pháp giải quyết các yếu tố thúc đẩy tiêu thụ thịt động vật hoang dã.

Cuộc họp nhóm công tác đa ngành về Phòng chống đại dịch năm 2024 với chủ đề 'Rủi ro bệnh truyền nhiễm trong chuỗi giá trị vật hoang dã' sáng 26/8. Ảnh: LL.

Cuộc họp nhóm công tác đa ngành về Phòng chống đại dịch năm 2024 với chủ đề “Rủi ro bệnh truyền nhiễm trong chuỗi giá trị vật hoang dã” sáng 26/8. Ảnh: LL.

Ngày 26/8, trong khuôn khổ Đối tác Một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh động vật sang người, Bộ NN-PTNT phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tổ chức cuộc họp nhóm công tác đa ngành về Phòng chống đại dịch năm 2024 với chủ đề: Rủi ro bệnh truyền nhiễm trong chuỗi giá trị động vật hoang dã.

Ông Vũ Thanh Liêm, Trưởng Ban Thư ký Một sức khỏe, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) nhấn mạnh, việc thực thi và triển khai các cam kết quốc tế về kiểm soát bệnh dịch từ động vật hoang dã, đặc biệt là động vật hoang dã gây nuôi.

Việt Nam đang nỗ lực phối hợp cùng cộng đồng quốc tế phối hợp để triển khai các biện pháp giải quyết các động cơ tiêu thụ thịt động vật hoang dã và đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, thương mại và tăng cường quản lý bền vững các trang trại động vật hoang dã gây nuôi, tăng cường nhận thức của cơ quan quản lý cấp Trung ương, cơ sở và nhận thức cộng đồng về mối nguy từ việc tiêu thụ động vật hoang dã.

Nhận thức được tính cấp thiết của việc giải quyết những thách thức này, nhóm công tác kỹ thuật Đối tác Một Sức khỏe về Phòng chống Đại dịch (PWG) được thành lập để hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ và xã hội nhằm ngăn chặn các đại dịch trong tương lai bằng cách quản lý mối tương tác giữa con người – động vật, hệ sinh thái, tập trung vào việc hạn chế buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã vì mục đích thương mại.

Ông Vũ Thanh Liêm, Trưởng ban thư ký Một sức khỏe, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) nhấn mạnh việc thực thi và triển khai các cam kết quốc tế về kiểm soát bệnh dịch từ động vật hoang dã. Ảnh: LL.

Ông Vũ Thanh Liêm, Trưởng ban thư ký Một sức khỏe, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) nhấn mạnh việc thực thi và triển khai các cam kết quốc tế về kiểm soát bệnh dịch từ động vật hoang dã. Ảnh: LL.

Ông Liêm cho biết thêm, nhóm công tác phòng chống đại dịch là nhóm được thành lập đầu tiên và sớm nhất của Đối tác Một sức khỏe giai đoạn 2021-2025, dưới sự hỗ trợ rất tích cực của tổ chức FAO – Việt Nam thông qua văn phòng Trung tâm khẩn cấp về các bệnh truyền nhiễm từ động vât xuyên biên giới (ECTAD).

Nhóm kỹ thuật đại dịch là một trong 5 nhóm công tác kỹ thuật trọng tâm và giữ vai trò then chốt trong khung đối tác Một sức khỏe. Cơ chế kỹ thuật chuyên ngành này là cơ sở để các bên liên quan cùng nhau trao đổi, rà soát, đề xuất các hoạt động, chương trình, dự án hợp tác về phòng chống đại dịch, làm cơ sở đề xuất chính sách cho quốc gia và cho đa ngành.

Áp dụng biện pháp an ninh sinh học nhằm giảm thiểu lây nhiễm bệnh

Theo TS. Pawin Padungtod, Điều phối cao cấp của ECTAD (FAO), đây là cơ hội chia sẻ các kết quả nghiên cứu, phân tích cơ hội và thách thức về Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm mới nổi (xuất hiện và lan rộng) trong chuỗi giá trị động vật hoang dã và quản lý cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, phân tích những lỗ hổng, khoảng trống và phương pháp tiếp cận mang tính chiến lược để cải thiện hoạt động quản lý và an toàn sinh học tại các cơ sở chăn nuôi động vật hoang dã.

TS. Pawin Padungtod, Điều phối cao cấp của ECTAD (FAO). Ảnh: LL.

TS. Pawin Padungtod, Điều phối cao cấp của ECTAD (FAO). Ảnh: LL.

Từ đó, đặt ra nhiệm vụ cho nhóm công tác trong thời gian tới cùng chung tay, đóng góp nguồn lực để hỗ trợ Khung đối tác Một sức khỏe rà soát, sửa đổi những quy định chưa phù hợp với yêu cầu quốc tế và đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường thông qua việc tăng cường các giải pháp an toàn sinh học tại các cơ sở chăn nuôi động vật hoang dã để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm (EID) mới nổi tại các cơ sở nuôi động vật hoang dã. Nâng cao hiểu biết sâu sắc về cách tiếp cận dựa trên hệ thống có thể giảm thiểu rủi ro lan tỏa mầm bệnh ở mối tương tác giữa hệ sinh thái con người – động vật – hệ sinh thái.

Cuộc họp nhất trí cao về phương pháp tiếp cận toàn diện và đa ngành Một sức khỏe, khẳng định tinh thần trách nhiệm chung trong kiểm soát rủi do mắc các bệnh truyền nhiễm mới nổi (xuất hiện và lan rộng) trong chuỗi giá trị động vật hoang dã và tăng cường giải pháp an toàn sinh học trong quản lý cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, cam kết tích cực phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau và thể hiện trách nhiệm chung vì một cộng đồng khỏe mạnh.

Chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Pawin đánh giá, Việt Nam đã rất chủ động trong giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trên động vật hoang dã. Trong năm qua, nhiều luật và quy định đã được cập nhật để tăng cường các nỗ lực này”, ông Pawin đánh giá.

Việc tăng cường biện pháp an ninh sinh học sẽ giúp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và đảm bảo tính bền vững của hoạt động quản lý động vật hoang dã tại Việt Nam. Ảnh: SVW.

Việc tăng cường biện pháp an ninh sinh học sẽ giúp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và đảm bảo tính bền vững của hoạt động quản lý động vật hoang dã tại Việt Nam. Ảnh: SVW.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) với sự hỗ trợ của USAID đã hợp tác chặt chẽ với Cơ quan quản lý CITES và Cục Kiểm lâm để giám sát các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã tại Việt Nam. Các hoạt động hợp tác bao gồm việc cập nhật danh sách các loài và cải thiện việc quản lý các cơ sở này, tạo nền tảng cho việc phát triển một hệ thống giám sát hiệu quả và cung cấp thông tin về rủi ro dịch bệnh trong chuỗi buôn bán động vật hoang dã.

Là một cơ quan kỹ thuật chuyên ngành, FAO hợp tác với chính phủ Việt Nam, đặc biệt là thông qua Bộ NN-PTNT, để phát triển và mở rộng các hệ thống giám sát. Dựa trên những bài học kinh nghiệm từ việc cải thiện an ninh sinh học trong sản xuất chăn nuôi, FAO đặt mục tiêu áp dụng các chiến lược này vào chuỗi giá trị động vật hoang dã. Việc tăng cường biện pháp an ninh sinh học sẽ giúp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và đảm bảo tính bền vững của hoạt động quản lý động vật hoang dã tại Việt Nam.

Ông James Compton, Quản lý dự án Wildlife TRAPS USAID, Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã (TRAFFIC) cho rằng, việc hợp tác với các chuyên gia y tế để áp dụng phương pháp tiếp cận có hệ thống trong việc tìm hiểu chuỗi buôn bán từ nguồn cung cấp đến người dùng cuối rất quan trọng.

Việc phân tích sự tương tác giữa con người và động vật hoang dã giúp xác định chính xác các rủi ro và xây dựng các chiến lược giảm thiểu, qua đó cải thiện công tác quản lý buôn bán động vật hoang dã với việc tích hợp phương pháp tiếp cận Một sức khỏe.

“Với tư cách là một tổ chức phi chính phủ, chúng tôi cam kết hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ nhằm ưu tiên các biện pháp can thiệp quản lý rủi ro. Điều này bao gồm đảm bảo phân bổ ngân sách đầy đủ và cung cấp các nguồn lực kỹ thuật và nhân lực”, ông James chia sẻ.

Link: https://nongnghiep.vn/giam-thieu-rui-ro-benh-truyen-nhiem-tu-dong-vat-hoang-da-d397645.html

Contact Me on Zalo
0981757779